Đông trùng hạ thảo là gì? Nguồn gốc
Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc kí sinh trên một loài sâu non. Loài dược liệu này được cho là có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sở dĩ có tên gọi “đông trùng hạ thảo” là vì vào mùa đông, một số sâu non thuộc chi Hepialus bị nhiễm nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
Sau đó, loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể ấu trùng và lớn lên theo dạng sợi. Sau 1 thời gian – thường là mùa hè, sợi nấm phát triển mạnh nhờ sử dụng dưỡng chất trong xác trùng, nấm thoát ra khỏi xác sâu và vươn lên mặt đất, phát triển thành Đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng được chiết xuất từ Đông trùng hạ thảo. Có 400 loài Đông trùng hạ thảo, hầu hết có nguồn gốc từ Bhutan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.
Loài dược liệu được biết đến nhiều nhất có tên khoa học là Cordyceps sinensis, họ: Ophiocordycipitaceae. Nấm có thân dài bằng ngón tay và thường có màu nâu hoặc nâu hơi nâu.
Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo
Vào mùa đông, loài bướm này đẻ trứng, trứng nở thành các ấu trùng sâu non, chúng vùi mình vào những vùng đất tơi xốp để bắt đầu tìm chỗ ngủ đông. Khi ấu trùng ăn phải bào tử nấm hoặc nhiễm nấm qua các lỗ thở, nấm sẽ sinh sôi mạnh mẽ, bắt đầu xâm chiếm các mô tế bào, ăn hết chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng và làm chết sâu non.
hi mùa hè tới, nấm bắt đầu mọc ra khỏi thân sâu, dần phát triển thành hình dạng cây nấm và phát tán các bào tử nấm để chuẩn bị cho cuộc đi săn ấu trùng vào mùa đông tới.
Tên gọi Đông trùng có nghĩa là những con sâu sống vào mùa đông, còn Hạ thảo là loài cây cỏ phát triển vào mùa hè, chỉ sự biến chuyển từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm dược liệu này.
Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần “lá” được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 – 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 – 5cm, giống như con tằm.
Phân loại đông trùng hạ thảo
Để có thể phân biệt rõ ràng đông trùng hạ thảo và chọn mua đúng loại phù hợp hiện có trên thị trường, bạn cần phải xem kỹ liệu đông trùng hạ thảo có mấy loại dưới đây.
Phân loại theo nguồn gốc
- Tự nhiên: Đây là loại DTHT quý và hiếm, có giá trị dinh dưỡng và sinh học cao nhất, chỉ xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao trên 4000m (so với mặt nước biển), khí hậu trong lành như vùng Thanh Hải (Tây Tạng) hay vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc). Thông thường loại dược thảo này có giá thành rất đắt vì nguồn hàng khan hiếm, chỉ xuất hiện 1 lần trong năm (mùa hè), thu hoạch khó khăn. Giá đông trùng hạ thảo loài Cordyceps Sinensis trong tự nhiên vào khoảng 15-20 triệu cho một gam.
- Nhân tạo: Các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam hiện tại đã nuôi cấy thành công DTHT, dựa trên cơ thể ấu trùng (sâu, nhộng) hoặc trên cơ chất từ đậu xanh, gạo lứt (đế sinh khối)….Loại được nuôi trồng phổ biến ở Việt Nam là Cordyceps Militaris và Cordyceps
Phân loại theo chế phẩm (hình thái)
- Nguyên con: Đây là sản phẩm thuần túy nhất của nấm đông trùng hạ thảo vì nó còn giữ được nguyên hình dạng khi nấm ký sinh trên sâu ấu trùng. Do đó, người mua sẽ thấy có 1 con sâu non và 1 mầm (nấm
- dài, mọc thẳng trên đầu con sâu. Giá trị thường cao nhất và cũng đắt tiền nhất.
- Dạng nước: Loại này đã trải qua quá trình chế biến, thường được đóng gói hoặc đóng thành chai nhỏ dưới dạng dung dịch nước cho dễ bảo quản và sử dụng. Loại này chiết xuất dược chất từ quả thể của đông trùng hạ thảo, để làm thành dạng nước mang các thành phần tinh túy nhất. Tùy vào đơn vị sản xuất nuôi trồng, sẽ cho tỉ lệ dưỡng chất trong nước có giá trị cao hay thấp.
- Dạng viên nang: Loại này cũng trải qua quá trình chế biến và chính nhà sản xuất chiết xuất các hoạt chất quan trọng hoặc nghiền thành bột. Sau đó, cho vào các viên con nhộng với tỉ lệ nhất định, giúp khách hàng sử dụng và bảo quản dễ dàng.
- Dạng bột: Thành phần dinh dưỡng của dạng bột đông trùng hạ thảo vẫn giữ nguyên và không trải qua quá trình chế biến nào cả. Thông thường, nhà sản xuất sẽ nghiền bột bằng thủ công hoặc máy móc. Người mua có thể dùng bột để pha trà, thêm vào món ăn hoặc pha cùng mật ong để dùng trực tiếp. Loại này thường pha trộn chung với các loại bột khác, nên cần tìm đơn vị uy tín, để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
- Dạng túi lọc: Nhà sản xuất sẽ chế biến trùng thảo thành các dạng túi lọc, để pha trà uống. Dưỡng chất chỉ tiết ra nước khi pha với nước nóng, còn phần bã không dùng được. Đối với dạng này, thường người dùng không thể hấp thụ hết dưỡng chất tiết ra từ túi lọc, cũng như rất kén đối tượng sử dụng nếu không hợp mùi.Phân loại theo cách chế biến
-
Ngoài các cách trên, người mua có thể phân loại DTHT theo các phương pháp chế biến phổ biến nhất dưới đây: Rượu đông trùng hạ thảo (Ngâm nhân sâm, Ngâm kỷ tử, Ngâm lộc nhung, Ngâm ba kích tím), Trà đông trùng hạ thảo nguyên chất hoặc kết hợp cùng cam thảo, mật ong, táo đỏ và kỷ tử…
Phân loại theo trạng thái
- Dạng tươi: Đông trùng nguyên con, vừa mới khai thác được 1 tháng trở lại, sẽ đảm bảo gần như tối đa các dưỡng chất quan trọng và phải được bảo quản ở nhiệt độ -50 độ C, trước khi sử dụng.
- Dạng khô: Đông trùng nguyên con, được làm sạch, phơi khô và có thể dùng trong thời gian dài. Hàm lượng dược chất hoàn toàn không bằng so với dạng tươi.
Thành phần hóa học trong dược liệu
Theo y học hiện đại, trong thành phần của đông trùng hạ thảo có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như:
- 17 loại acid amin khác nhau với tác dụng giúp chuyển hóa và tổng hợp các protein trong cơ thể.
- Các vitamin A, C, B12, E, K,….
- Các nguyên tố vi lượng Mn, Al, K, Na, Mg… tham gia vào hoạt động hoạt hóa, trao đổi chất và coenzym xúc tác.
- Thành phần D-mannitol giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh như thiểu niệu, phù não, bài tiết,…
- Dinh dưỡng nhóm HEAA, Adenosine, Acid Cordyceptic,…
- Hoạt chất sinh học Hydroxyethyl Adenosine, giúp kháng khuẩn, diệt virus,…
- Hàm lượng lipid lớn tạo ra các nguồn năng lượng lớn cho mọi hoạt động của cơ thể.
-
Còn theo Y học cổ truyền, sản phẩm này có vị ngọt, tính ấm, có tác động vào các kinh Thận, Phế, giúp bổ phế, ích can thận, dưỡng huyết, bổ dưỡng tạng phủ, tiêu đàm, bồi bổ cơ thể,…
Đông trùng hạ thảo uống có tác dụng gì?
Những tác dụng của đông trùng hạ thảo chắc chắn phải kể đến như sau:
- Tác dụng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19, hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng HẬU COVID-19
-
Có thể bạn chưa biết, đông trùng hạ thảo hiện đang được xem là giải pháp giúp phục hồi và cải thiện triệu chứng hậu Covid vô cùng tốt. Hiện nay, nền y tế Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ quá tải do hội chứng hậu Covid 19 gây ra. Có đến hơn 30% bệnh nhân mắc hội chứng hậu Covid sau khi chữa khỏi bệnh và tiềm ẩn nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Hội chứng hậu Covid được hiểu là bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như khi nhiễm bệnh, mặc dù đã được chữa khỏi. Các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là ho, khó thở, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban,… Rất nhiều người còn gặp các vấn đề khác như rụng tóc nhiều, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, kém ăn,…
Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm đông trùng hạ thảo để đẩy nhanh quá trình hồi phục, khắc phục các triệu chứng hậu Covid.
Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm đông trùng hạ thảo để đẩy nhanh quá trình hồi phục, khắc phục các triệu chứng hậu Covid.
- Có tác dụng đối với hệ thống tuần hoàn tim và não
-
Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể mở cơ trơn thành mạch. Đông trùng hạ thảo còn có khả năng điều hòa lipid máu, làm giảm cholesterol, lipoprotein, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Cải thiện hệ hô hấp giúp tập thể dục hiệu quả hơn
-
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng. Một số nghiên cứu đã cho thấy được sự tác động của hỗn hợp chứa đông trùng hạ thảo đối với hiệu suất tập thể dục ở những người trẻ tuổi. Sau ba tuần, tốc độ tiêu thụ oxy tối đa (VO2) của những người tham gia đã tăng 11% so với việc dùng giả dược.
- Có khả năng chống lão hoá
-
Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng các chất có trong đông trùng hạ thảo có tiềm năng chống lão hóa. Các chất chống oxy hóa có trong đông trùng hạ thảo là các phân tử có khả năng chống lại tổn thương tế bào giúp khả năng chống lão hóa và tăng tuổi thọ đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên chuột già đã phát hiện ra rằng đông trùng hạ thảo làm tăng chất chống oxy hóa, giúp cải thiện trí nhớ và tình dục. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy, so với những con chuột được cho uống giả dược thì những con chuột được uống đông trùng hạ thảo đã sống lâu hơn vài tháng.
Đã có nhiều thí nghiệm để kết luận về khả năng chống lão hoá của đông trùng hạ thảo, nhưng vẫn cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu trên c
- Làm tăng sinh lực nam giới
-
Thí nghiệm trên động vật, đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormone nam tính và làm tăng trọng lượng tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật được thí nghiệm.
Như vậy, có thể thấy được đông trùng hạ thảo quả thực là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm.
- Tăng kháng viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm
-
Một số nghiên cứu đã minh chứng rằng, khi các tế bào của người tiếp xúc với đông trùng hạ thảo, các protein làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể sẽ bị ức chế. Như vậy đông trùng hạ thảo có khả năng giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Nếu để bị sưng viêm quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và ung thư.
Những tác dụng tiềm năng này, các nhà nghiên cứu tin rằng đông trùng hạ thảo có thể dùng như một loại thuốc hoặc chất bổ sung để chống viêm hiệu quả.
- Giúp ức chế sự phát triển của khối u
-
Một số thí nghiệm trong ống nghiệm chứng minh rằng đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, đại tràng, gan và ung thư da.
Các thí nghiệm trên chuột cũng minh chứng rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng chống khối u đối với ung thư hạch, u ác tính và ung thư phổi. Như vậy, đông trùng hạ thảo còn có khả năng làm chậm sự phát triển các khối u. Vấn đề này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của thế giới trong những năm gần đây.
ơ thể người.
Tin liên quan
- + Cỏ ngọt - Vị thuốc dành cho người đái tháo đường19/02/2019
- + Trà Sam Hồng Thượng Hạng Có Tác Dụng Gì?28/11/2022
- + Thận yếu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục01/11/2022
- + Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường và cách khắc phục hiệu quả?31/10/2022
- + Đau dạ dày là gì? Các triệu chứng của bệnh27/10/2022
- + Hà Thủ Ô - Và những công dụng hữu hiệu06/10/2022
- + Trà Sam Hồng: “thần dược” giải độc cơ thể sau Tết cho mọi nhà09/02/2022
- + THỰC HƯ CỦA VIỆC BỊ MẤT NGỦ VÌ COVID????14/12/2021
- + Mỡ Máu - "Sát thủ thầm lặng"14/02/2019
- + Phương pháp chữa cảm lạnh từ nghìn xưa14/02/2019
- + 6 thói quen giúp tăng cường sức khỏe tim mạch14/02/2019