1
Bạn cần hỗ trợ gì?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường và cách khắc phục hiệu quả?

31/10/2022 424

Bệnh tiểu đường và nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh lý thường gặp của cơ thể, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Nói theo ngôn ngữ khoa học, đây là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Cụ thể là hiện tượng rối loạn insulin dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự rối loạn insulin này?

Mất cân bằng chuyển hóa glucose

Chuyển hóa glucose là quy trình khép kín, có sự hỗ trợ và xúc tác của insulin. Chất này giúp đường được chuyển hóa thành những thành phần có lợi và giúp các tế bào hấp thụ một cách tốt nhất. 

Mất cân bằng chuyển hóa glucose 

Mất cân bằng chuyển hóa glucose

Tuy nhiên, khi hoạt động sản sinh insulin ở tuyến tụy có vấn đề, quy trình chuyển hóa bị mất cân bằng. Từ đó, lượng đường hấp thụ vào cơ thể không thể chuyển vào tế bào, tồn đọng một lượng lớn dần trong máu và không thể thoát ra ngoài. Bệnh tiểu đường được hình thành từ nguyên nhân này. 

Béo phì, thừa mỡ, tăng cân

Khi đề cập đến nguyên nhân này, chúng ta cần hiểu rõ rằng, không phải tất cả những ai béo phì, thừa cân đều mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân phổ biến được ghi nhận từ những trường hợp mắc bệnh. Những ai tăng cân đột ngột, mỡ thừa nhiều sẽ càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường. 

Béo phì, thừa mỡ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì

Béo phì, thừa mỡ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì

Người béo phì thường có bệnh lý kháng insulin. Đây là yếu tố xúc tác giúp cơ thể chuyển hóa đường glucose vào các tầng tế bào. Tuy nhiên, quy trình chuyển hóa ở người béo phì diễn ra không bình thường vì chất đề kháng insulin được sản sinh ra nhiều quá mức. Do đó, lượng đường không được chuyển hóa sẽ tồn đọng trong máu và dẫn đến tăng đường huyết. Lâu dần sẽ trở thành bệnh lý tiểu đường. 

Ăn quá nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ tiểu đường

Khẩu phần ăn uống cũng là yếu tố góp phần hình thành chứng bệnh tiểu đường ở nhiều người. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn. Các loại thịt đỏ đã qua chế biến thường chứa chất bảo quản. Trong chất này có thành phần nitrate cao, làm tăng nguy cơ sản sinh ra chất kháng insulin. 

Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ tiểu đường

Ăn nhiều thịt đỏ tăng nguy cơ tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường trong kỳ mang thai

Trong quá trình mang thai, nhau thai được hình thành vô hình chung tạo ra chất kháng insulin. Không phải thai phụ nào cũng có đủ dưỡng chất để hỗ trợ tuyến tụy tiết insulin lấn áp chất đề kháng này. Từ đó dẫn đến tình trạng không đủ insulin thúc đẩy quá trình vận chuyển đường trong máu. Tình trạng tiểu đường trong thai kỳ rất phổ biến nên các mẹ cần lưu ý và khám thai định kỳ. 

Tình trạng tiểu đường khi mang thai

Tình trạng tiểu đường khi mang thai

Phương án và những lưu ý khi chữa trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia theo từng giai đoạn khác nhau. Ở từng giai đoạn nặng nhẹ sẽ có phương án điều trị hiệu quả riêng.

  • Với người bị tiểu đường ở mức độ nhẹ: Việc quan trọng để duy trì lượng đường chính là can thiệp bằng khẩu phần ăn uống. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và kịp thời điều chỉnh lượng đường nạp cho cơ thể;
  • Với người mắc bệnh ở mức độ nặng hơn, cần can thiệp bằng cách tiêm insulin và sử dụng thuốc duy trì đường huyết. Có thể nhờ bác sĩ hướng dẫn tự tiêm tại nhà hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế;
  • Thường xuyên vận động, thực hiện các bài thể dục phù hợp để góp phần duy trì lượng đường trong máu;

Cách ngừa bệnh bệnh hiệu quả và an toàn với trà sâm hồng

Trà sâm hồng là một trong những giải pháp tối ưu nhất dành cho những ai muốn ngừa bệnh tiểu đường. Sản phẩm được điều chế từ những dược liệu từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh cũng như phòng chống bệnh tiểu đường.

Trà sâm hồng - giải pháp điều trị và phòng ngừa tiểu đường hiệu quả

Trà sâm hồng – giải pháp điều trị và phòng ngừa tiểu đường hiệu quả

Các thành phần có trong trà sâm hồng bao gồm:

  • Chè dây: loại dược liệu sạch với công dụng kháng khuẩn, điều trị viêm loét dạ dày;
  • Cỏ ngọt: loại dược liệu có tác dụng phòng và chữa trị bệnh tiểu đường. Hỗ trợ điều trị và duy trì huyết áp;
  • Hoa la hán: có tác vị ngọt, tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, làm giảm vị đắng của thuốc. Được sử dụng trong những bài thuốc trị tiểu đường, huyết áp. 

Sử dụng trà sâm hồng như một loại thức uống thông thường vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc vừa điều tiết lượng đường trong máu hiệu quả. Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Hãm một lượng trà từ 50 – 60 gam mỗi ngày với nước nóng;
  • Hãm trà trong vòng 15 phút sau khi đã trần qua một lượt nước;

Tuy nhiên, với đối tượng là phụ nữ mang thai được khuyến cáo là không nên sử dụng loại trà này để ngăn ngừa và điều trị tiểu đường. Là đối tượng nhạy cảm, sự an toàn của cả mẹ và bé nên đặt lên hàng đầu. Mẹ bầu cần tuân theo lộ trình của bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn.

Bệnh tiểu đường ẩn chứa nhiều hiểm họa không lường đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Những biến chứng của bệnh liên quan đến tim, thận, gan sẽ để lại di chứng nặng nề.  Truy cập website trasamhong.vn để chọn Trà Sâm Hồng và được tư vấn tốt nhất về căn bệnh này. 

Tin liên quan

Đang online: 3   |   Truy cập ngày: 144   |   Tổng truy cập: 194916