Khái niệm thận yếu là gì?
Như các bạn đã biết, thận là một trong 5 cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Nó giữ nhiệm vụ loại bỏ những chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa từ cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời, thận còn đảm nhận chức năng sản sinh hồng cầu, kiểm soát huyết áp. Nhờ vậy, quá trình hấp thụ nước, axit amin cũng như hỗ trợ sản xuất hormone của cơ thể trở nên dễ dàng hơn.
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị thì bạn cần biết được thận yếu là gì? Đây là tình trạng các chức năng của thận hoạt động kém, suy giảm.
Quá trình thận bị suy giảm
Quá trình này được chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Đây là bước khởi đầu nên thường không xuất hiện các triệu chứng. Giai đoạn này hầu như không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Giai đoạn 2:
Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tổn thương thân. Tuy nhiên, biểu hiện bên ngoài của bệnh vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Giai đoạn 3:
Đến giai đoạn này thì các chức năng của thận hoạt động kèm dần. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, chân bị phù,…
Giai đoạn 4:
Mặc dù các chức năng của thận đã kém nhưng chưa suy yếu hoàn toàn. Người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như thiếu máu, huyết áp hay các bệnh về xương,…
Giai đoạn 5:
Đây là giai đoạn cuối gây nguy hiểm đến tính mạng. Thận gần như đã mất hoàn toàn các chức năng hoạt động và bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa da, buồn nôn, khó thở,…
Tìm hiểu về khái niệm thận yếu là gì?
Nguyên nhân khiến thận yếu là gì?
Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hoạt động của thận bị suy yếu. Trong đó:
Thói quen sinh hoạt
Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận là do thói quen sinh hoạt:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Thức khuya.
- Do tác dụng phụ của thuốc.
>>>Tìm hiểu thêm về: Top 3 loại trà trị mất ngủ
Do tuổi tác và tâm lý
Suy thận thường xảy ra đối với những người có độ tuổi cao. Bên cạnh đó, tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thận. Công việc căng thẳng, áp lực khiến các hoạt động của thận không được trơn tru.
Do bệnh lý
Những người mắc các bệnh lý dưới đây có nguy cơ suy thận cao hơn so với người bình thường:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh tuyến tiền liệt.
- Sỏi thận.
- Bệnh viêm đường tiết niệu.
- Sa tử cung ở phụ nữ.
Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hoạt động của thận bị suy yếu.
Phương pháp điều trị thận yếu
Tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như tình trạng của bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Thông thường sẽ chia làm hai phương pháp:
Điều trị bằng thuốc tây y
Khi thấy có thể xuất hiện các triệu chứng của suy thận, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Nếu kết quả chẩn đoán thận yếu, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc tây y:
- Thuốc điều hòa huyết áp: Khi chức năng thận hoạt động kém sẽ khiến cơ thể có huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột. Vì vây, cân bằng huyết áp là việc làm cần thiết lúc này. Một số loại thuốc giúp ổn định huyết áp như Atenolol, Amlodipin, Quinapril,…
- Thuốc lợi tiểu: Sử dụng một số dạng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid,… giáp đào thải muối, loại bỏ các độc tố dễ dàng. Từ đó giảm tải áp lực hoạt động của thận, tránh trường hợp biến chứng.
- Thuốc kiểm soát Axit Uric: Để cân bằng hàm lượng Axit Uric trong máu người bệnh có thể sử dụng Colchicin, Allopurinol,… Từ đó cải thiện chức năng lọc máu của thận tốt nhất.
Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo toa thuốc mà bác sĩ kê đơn. Không tự ý mua thuốc sẽ khiến bệnh biến chứng nặng hơn.
Điều trị thận yếu bằng thuốc tây y do các bác sĩ chỉ định và kê đơn.
Điều trị thận yếu bằng mẹo dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, người bệnh cũng có thể lựa chọn điều trị thận yếu bằng các mẹo dân gian như:
- Đu đủ xanh: Đây là loại quả đem lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể như giảm viêm, tăng sức đề kháng, điều trị suy thận.
- Râu ngô: Theo Đông y, râu ngô có tình bình, thanh mát và khả năng đào thải độc tố hiệu quả. Râu ngô chứa nhiều dưỡng chất, vitamin giúp bảo vệ thận.
- Đậu đen: Là thực phẩm giàu hàm lượng sắt, canxi, vitamin B, C,… nên được sử dụng rộng rãi trong điều trị thận yếu.
Sử dụng đậu đen điều trị thận yếu.
Chắc hẳn, thông qua bài viết các bạn cũng đã biết được “thận yếu là gì? nguyên nhân và cách điều trị” rồi đúng không nào. Bệnh suy thận tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại đến tính mạng con người. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu thận yếu thì cần đi khám để có thể điều trị kịp thời.
Tin liên quan
- + Trà Sam Hồng Túi Lọc27/12/2024
- + Chè Dây Tây Bắc – Giải Pháp Tự Nhiên Cho Người Bị Đau Dạ Dày25/12/2024
- + Trà Sam Hồng – Thanh nhiệt, thải độc, mát gan, chữa mất ngủ11/12/2024
- + Trà Sam Hồng Thượng Hạng Có Tác Dụng Gì?28/11/2022
- + Đau dạ dày là gì? Các triệu chứng của bệnh27/10/2022
- + Mỡ Máu - "Sát thủ thầm lặng"14/02/2019
- + Đông Trùng Hạ Thảo Là Gì? Công Dụng, Phân Loại. Đông Trùng Hạ Thảo của CTY Trà VG Việt Nam07/12/2022
- + Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường và cách khắc phục hiệu quả?31/10/2022
- + THỰC HƯ CỦA VIỆC BỊ MẤT NGỦ VÌ COVID????14/12/2021
- + 6 thói quen giúp tăng cường sức khỏe tim mạch14/02/2019
- + Hà Thủ Ô - Và những công dụng hữu hiệu06/10/2022
- + Trà Sam Hồng: “thần dược” giải độc cơ thể sau Tết cho mọi nhà09/02/2022
- + Cỏ ngọt - Vị thuốc dành cho người đái tháo đường19/02/2019
- + Phương pháp chữa cảm lạnh từ nghìn xưa14/02/2019